Ngành công nghệ Việt Nam năm 2025 được dự báo sẽ trở thành động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng, với nhiều xu hướng bùng nổ. Kinh tế số dự kiến chiếm 20% GDP, được thúc đẩy bởi sự phát triển mạnh mẽ của chuyển đổi số, AI tạo sinh, và Internet vạn vật (IoT). Việc triển khai mạng 5G với mục tiêu phủ sóng 99% dân số vào năm 2030 sẽ không chỉ cải thiện hạ tầng viễn thông mà còn mở ra tiềm năng cho các ứng dụng công nghệ cao như thành phố thông minh, xe tự lái và tự động hóa. Trong lĩnh vực bán dẫn, Việt Nam đang tập trung xây dựng vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu, với các doanh nghiệp như FPT và CMC dẫn đầu trong thiết kế chip và vi mạch, đồng thời thu hút mạnh mẽ dòng vốn FDI. Ngoài ra, ngành trung tâm dữ liệu cũng được chú trọng phát triển, với mục tiêu trở thành trung tâm lưu trữ lớn nhất khu vực ASEAN, trong đó nổi bật là các dự án của FPT Telecom.
Bên cạnh những tiềm năng lớn, ngành công nghệ Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Nhu cầu về nhân lực công nghệ cao trong các lĩnh vực như AI, 5G và bán dẫn đang ngày càng tăng, gây áp lực lên chi phí tuyển dụng và đào tạo. Đồng thời, sự cạnh tranh khốc liệt từ các quốc gia như Ấn Độ và Trung Quốc vẫn là bài toán khó cho các doanh nghiệp trong nước. Tuy vậy, với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ thông qua các chính sách ưu đãi và chiến lược chuyển đổi số quốc gia, ngành công nghệ Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục bứt phá, khẳng định vị thế trên bản đồ công nghệ toàn cầu.
Năm 2025 đánh dấu bước ngoặt quan trọng đối với CTCP FPT và toàn ngành công nghệ Việt Nam khi cả hai cùng đón nhận những cơ hội và thách thức trong kỷ nguyên chuyển đổi số toàn cầu. Với đà tăng trưởng ấn tượng, FPT tiếp tục khẳng định vị thế doanh nghiệp công nghệ số 1 tại Việt Nam.
Theo dự phóng, doanh thu của FPT trong năm 2025 sẽ đạt 79.293 tỷ đồng, tăng 25,92% so với năm trước, trong khi lợi nhuận sau thuế đạt 11.980 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 25,28%. Những con số này minh chứng cho chiến lược kinh doanh đúng đắn, khả năng thích ứng nhanh với xu thế công nghệ và sức mạnh nội tại vượt trội của FPT.
Động lực tăng trưởng chính của FPT đến từ ba lĩnh vực cốt lõi. Thứ nhất, mảng công nghệ thông tin với mức tăng trưởng doanh thu dự kiến 24,2%, nhờ hợp tác với NVIDIA để phát triển các ứng dụng AI tiên tiến và điện toán đám mây. Đồng thời, việc mở rộng thị trường châu Âu – nơi có nhu cầu cao nhưng cạnh tranh thấp – cũng đóng góp tích cực vào kết quả kinh doanh. Thứ hai, lĩnh vực viễn thông dự kiến tăng trưởng 9,5% khi trung tâm dữ liệu mới tại TP.HCM, lớn nhất cả nước với 3.600 racks, chính thức đi vào hoạt động. Cuối cùng, mảng giáo dục và đào tạo được kỳ vọng tăng trưởng trên 30% nhờ mở rộng quy mô đào tạo các ngành bán dẫn, AI và công nghệ lượng tử – lĩnh vực trọng điểm của tương lai.
Lợi nhuận chiếm phần lớn ở thị trường Nhật Bản - bàn đạp tốt cho việc mở rộng quy mô.
Động lực tăng trưởng tại thị trường Nhật bản chủ yếu đến từ xu hướng dịch chuyển khỏi các nhà cung cấp Trung quốc và xu hướng chuyển đổi số mạnh mẽ cũng như việc tận dụng lượng khách hàng lớn ở thị trường này.
Tiềm năng từ thị trường APAC (ngoài Nhật bản) nhờ tiềm gia tăng đầu tư vào các lĩnh vực như AI, điện toán đám mây và 5G khi xét đến các lợi thế về dân số phần lớn thuộc thế hệ Millennials và Gen Z, môi trường chính sách thuận lợi và các khoản đầu tư lớn về công nghệ tại thị trường này.
Đặc biệt, lĩnh vực thiết kế chip bán dẫn đang nhận được nhiều sự chú ý khi các doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm FPT, hưởng lợi từ nhu cầu gia tăng về nhân lực và công nghệ trong ngành này. Song song đó, các trung tâm dữ liệu đang dần định vị Việt Nam là một trung tâm lưu trữ lớn của khu vực ASEAN.
FPT không chỉ nổi bật nhờ kết quả kinh doanh mà còn bởi tầm nhìn chiến lược. Doanh nghiệp này đã ký kết hợp đồng trị giá 225 triệu USD tại Mỹ, một thị trường đầy thách thức nhưng rất tiềm năng. Đồng thời, việc hợp tác với NVIDIA phát triển AI và Cloud khẳng định vai trò tiên phong của FPT trong lĩnh vực công nghệ mới. Với tăng trưởng kép lợi nhuận hàng năm (CAGR) trên 20%, FPT tiếp tục là điểm sáng trên bản đồ đầu tư của Việt Nam.
VCBS, SSI lần lượt định giá trong khung thời gian 1 năm cho mã FPT.
Thời điểm cùng kỳ Q1/2024, các Quỹ lớn đã có mặt trong cổ phần FPT:
Các NĐT có thể tham khảo đọc thêm mô hình bên dưới:
Trong tháng 9/2024, chính phủ Việt Nam đã ban hành chiến lược (Quyết định 1018/QĐ-TTg) để phát triển ngành bán dẫn, nêu rõ công thức “C=SET+1”
Tóm lại, xu hướng chung của thị trường phải chịu áp lực giữa các yếu tố vĩ mô và các thông tin liên quan đến căng thẳng chính trị. Song, đối với ngành kinh tế mũi nhọn, là kim chỉ nam cho nền KT, sự điều chỉnh chi phí là điều tất yếu để thích nghi với thị trường, việc ưu tiên phát triển vẫn là mục tiêu phát triển dài hạn dựa trên các mức định giá hấp dẫn.
You can visit me at:
F247: EthG
YT: Stockfarm